7 dấu hiệu của trí thông minh cảm xúc thấp

 Wikicabinet kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề về:

Bộ não nào thông minh hơn não người?

Kỳ này Wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề thú vị về 7 dấu hiệu của trí thông minh cảm xúc thấp. Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng Wikicabinet nhé.

Hầu hết mọi người lớn lên nhưng lại không học và hiểu về những cảm xúc của chính mình. Cảm xúc là gì? Cách chúng hoạt động hoặc là làm sao để quản lý cảm xúc của bản thân?

Điều này có nghĩa là rất nhiều người ngoài kia sở hữu một hệ thống giáo dục tuyệt vời hay nhận thức xã hội tốt (chúng ta có thể gọi đó là dân trí tốt), nhưng ngạc nhiên thay trí thông minh cảm xúc của chúng ta thật đáng thất vọng.

Bạn cần phải nhận biết các dấu hiệu của trí thông minh cảm xúc bởi vì thật khó để có một mối quan hệ lành mạnh với những con người này.

Liệu bạn đã bao giờ xem xét đến việc kết thân với ai đó, yêu và kết hôn với một người, hoặc là thuê một huấn luyện viên PT, điều này là tối quan trọng mà bạn có thể chỉ ra những dấu hiệu của trí thông minh cảm xúc thấp sớm hơn.

Họ tránh nói về những cảm xúc cá nhân

Nếu bạn thực sự muốn thấy trí thông minh cảm xúc của họ là bao nhiêu thì hãy chú ý và cách họ nói về những cảm xúc của mình.

Một số người có EQ thấp sẽ từ chối về việc nói về cảm xúc của họ như thế nào. Nhưng nhìn chung thì họ không giỏi trong việc giải bày những cảm xúc của mình. Họ thường sử dụng những từ ngữ mơ hồ và trừu tượng để diễn tả cảm nhận của mình – “Tôi chỉ đơn thuần là căng thẳng chút xíu thôi” hoặc là “bố mày kệ”. Đôi lúc họ trí tuệ hóa cảm xúc của mình, sử dụng những ngôn từ trừu tượng và lý thuyết suông để tránh diễn tả những cảm nhận thật sự của chính bản thân mình, kiểu – “Tôi chỉ hơi choáng ngợp xíu”.

Mặt khác thì…

Những người có EQ cao thường không ngần ngại việc bày tỏ cảm xúc thực sự của họ với những ngôn từ dễ hiểu.

Họ nói những câu tựa như: “Buồn thiệt sự”, “Tao đang cáu đấy”, “Tui bây giờ cảm thấy hơi thất vọng và hơi phiền phức”.

Họ chỉ trích chính bản thân mình vì chính những xúc cảm của họ

Bởi vì rất nhiều cảm xúc tiêu cực như nỗi sợ hoặc buồn rầu làm mọi người cảm thấy thảm hại, cũng không khó để nhận thấy rằng những người có cảm xúc như thế sẽ cảm thấy họ thảm hại hoặc chúng ta thảm hại vì có những xúc cảm đó. Điều này thường xuyên xảy ra với những người bị trừng phạt hoặc chế giễu vì giãi bày cảm xúc khi còn bé.

Trong bất kì trường hợp nào, những dấu hiện chung của EQ thấp là họ thường chỉ trích chính mình vì đã sinh ra mớ cảm xúc bòng bong. Họ nghĩ nó thảm hại hoặc thật nhảm nhí khi sợ hãi. Họ nghĩ thật những cảm xúc này thật đáng xấu hổ. Họ nghĩ chúng là những dấu hiệu của sự ẻo lả và điều đó lại khiến họ phẫn nộ.

Phán xét chính mình vì những cảm xúc của bản thân chỉ khiến cho mọi thứ tồi tệ về dài hạn.

Những người với EQ cao hiểu được rằng cảm thấy tệ hại không có nghĩa là họ thảm hại. Vậy nên là họ đối xử với bản thân mình với lòng tốt thay vì sự thương hại khi họ buồn.

Họ cố gắng kiểm soát cảm xúc của chính mình

Những người có EQ thấp thường nghĩ rằng những cảm xúc khó hiểu như một vấn đề để giải quyết. Điều này có nghĩa là bất cứ lúc nào cảm xúc hoặc tâm trạng đau khổ xuất hiện, họ ngay lập tức cố gắng loại bỏ nó đi. Nhưng khi bạn liên tục đối xử cảm xúc của mình như một vấn đè, bạn sẽ khiến não bạn nhìn nhận nó như những vấn đề về lâu dài. Điều này chỉ khiến cho bạn sợ hãi cảm xúc của mình hoặc phản ứng với chúng trong tương lai.

Khi bạn liên tục đối xử cảm xúc của mình như một vấn đè, bạn sẽ khiến não bạn nhìn nhận nó như chính góc nhìn của bạn.

Những người có trí thông minh cảm xúc tốt sẽ nhìn nhận cảm xúc của họ như một người truyền tin chứ không phải là những mối đe doạ. Và trong khi bạn có lẽ hoặc không thích những nội dung của thông điệp, thì chả hợp lý tí nào khi bắn người truyền tin cả. Cách tốt nhất để giải thoát chính mình khỏi những cảm xúc đớn đau đó là chấp nhận chúng và hãy để chúng được giải toả ra thay vì cố gắng nén những cảm xúc đó lại.

Họ chỉ quan tâm đến những cảm xúc thăng hoa

Trong khi việc cảm nhận nhiều xúc cảm một lúc là chuyện thường, những người có EQ thấp lại có xu hướng chỉ chú tâm đến những cảm xúc lớn nhất, ồn ào nhất đang tuôn trào.

Ví dụ như sau khi bẻ cua đột ngột trong khi lái xe, họ diễn tả những cảm xúc đó như “khùng điên thật sự” nhưng lại không nhận ra rằng họ cũng cảm thấy sợ hãi.

Những người EQ cao lại có đủ “tự nhận thức” để nhìn nhận tất cả cảm xúc của họ, ngay cả thứ cảm xúc ẩn sâu sau những cảm xúc nhỏ nhặt nhất.

Họ xuôi theo cảm xúc của mình một cách mù quáng

Một dấu hiệu rõ ràng nữa của EQ thấp là tin vào bất cứ thứ gì cảm xúc truyền tới bạn. Những cảm xúc thường cho chúng ta những thông tin cực kì hữu dụng – sợ hãi khi chuông báo cháy reo – nổi quạo khi vợ/chồng mình chỉ ra lỗi sai và bảo chúng ta sửa lỗi đi.

Những người EQ cao lắng nghe tất cả những cảm xúc của họ nhưng không bao giờ mù quáng tin bất kì cái nào.

Chẳng có gì thần bí về những cảm xúc của tụi minh cả. Và nó có thể chỉ nguy hiểm khi đánh giá cao cũng như coi thường chúng.

Họ cố gắng “sửa chữa” những cảm xúc của bạn

Bạn có thể học hỏi rất nhiều về những mức độ thông minh cảm xúc của một số người bởi cách họ xử lý những cảm xúc và tâm trạng đau đơn của người khác.

Những người EQ thấp sợ những cảm xúc đau khổ ở người khác, vậy nên họ thường ráng làm chúng biến mất đi. Ví dụ như: họ ngay lập tức đưa ra những lý do mà bạn không nên cảm thấy như thế hoặc là ráng giải quyết tâm trạng buồn đời của bạn. Đây là những món quà không được đánh giá cao trong thông minh cảm xúc.

Mặc khác, nếu ai đó giỏi việc nhận thức được cảm xúc của bạn và sẵn sàng ngồi xuống nghe mà không phán xét cũng như đưa ra lời khuyên, thì đây là những dấu hiệu của trí thông minh cảm xúc cao.

Họ giả vờ như đang hạnh phúc mọi lúc

Tôi không tin những kẻ luôn tỏ ra vui vẻ mọi lúc và không bao giờ thừa nhận hoặc thể hiện ra khi họ buồn, sợ hãi, xấu hổ hoặc chỉ đơn thuần là khó chịu. Việc tỏ ra mình hạnh phúc mọi thời điểm thường là dấu hiệu của một trí thông minh cảm xúc thấp.

Bởi vì họ không hiểu những tâm trạng và cảm xúc của mình tốt cho lắm, những người EQ thấp thường sống với sự phủ nhận về những cảm xúc họ không ưa – đau đớn, không thoải mái. Và họ hy vọng rằng nếu như họ có thể nói với chính mình rằng họ luôn hạnh phúc mọi thời điểm thì họ sẽ cảm thấy thế thật và sẽ không bao giờ cảm thấy buồn.

Bạn có thể cố gắng và cảm nhận sự tích cực cho đến khi bạn buồn thối ruột, nhưng nó cũng thật hoàn hảo để trải nghiệm tất cả các loại cảm xúc đó, bao gồm cả những đau khổ.

Những người EQ cao hiểu rằng không có cảm xúc nào là tốt hay xấu như những mái tóc đẹp hay xấu cả. Chúng đủ tệ để cảm thấy buồn nhưng mà không sao hết nha.

Tất cả những gì bạn cần biết

Có EQ thấp không đồng nghĩa với việc họ tệ hại hoặc không xứng đáng. Theo nhiều cách, việc thiếu hụt một số kĩ năng nào đó là điều bình thường. Và rõ ràng là chúng ta đều xiêu lòng trước những cạm bẫy này hết lần này đến lần khác. Nhưng mà cũng quan trọng lắm chứ, về việc nhìn ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ trước khi bạn bước chân vào một mối quan hệ nghiêm túc với họ.

Khá là dễ để bị ấn tượng bởi sự hóm hỉnh hoặc sự quyến rũ cá nhân nhưng cũng không có thứ gì trong số chúng sẽ tô đẹp được trí thông minh cảm xúc thấp cũng như những nỗi đau sẽ kéo theo sau chúng.

Hãy nghe một chút từ nhà tâm lý học nhé, ai đó nói với những người đang có cuộc sống không hạnh phúc:

Tìm hiểu sớm các dấu hiệu của trí thông minh cảm xúc thấp và bạn sẽ giúp bản thân đỡ phải đau buồn hơn.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề Bộ não nào thông minh hơn não người?

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.

Nhận xét